Chủ Nhật, Tháng Mười 1News That Matters

Biểu tượng của sự dũng cảm “Vì nhân dân quên mình”

Để mang lại bình yên và hạnh phúc cho nhân dân, những chiến sĩ công an không ngại đối mặt hiểm nguy, trong số đó không ít người đã đổ xương máu, dũng cảm hy sinh thân mình. Tấm gương chiến đấu với “giặc lửa”, hy sinh thân mình để cứu người của 3 liệt sĩ thuộc Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH), Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã trở thành biểu tượng cho sự dũng cảm “Vì nhân dân quên mình” của lực lượng Công an nhân dân.

Đương đầu với hiểm nguy, không tiếc hy sinh

Ngày 1.8, người dân Hà Nội và cả nước bàng hoàng, xót xa trước thông tin về 3 chiến sĩ cảnh sát hy sinh khi làm nhiệm vụ tại vụ cháy quán karaoke ở 231 Quan Hoa. Trong chính những lúc gian nguy nhất, đạo đức nghề nghiệp của các anh ngời sáng bởi lòng dũng cảm và sự hy sinh quên mình.

3 chiến sĩ công an đã để lại hình ảnh đẹp trong vụ cháy T.Tâm và cứu sống 8 người dân gồm: Thượng tá Đặng Anh Quân, thượng úy Đỗ Đức Việt và hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc.

Gắng gượng nỗi đau mất mát, Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Cầu Giấy đã sắp xếp lại di vật của những đồng đội đã hy sinh. Riêng đồ đạc của hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc đã được gia đình đến nhận về. Còn di vật của thượng tá Đặng Anh Quân và thượng úy Đỗ Đức Việt vẫn đang nguyên vẹn tại đơn vị.

Trung úy Vũ Đình Khá (cán bộ Đội Cảnh sát PCCC-CNCH Cầu Giấy) và thượng úy Đỗ Đức Việt chơi thân với nhau từ khi còn học hệ trung cấp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Mặc dù Thượng úy Việt ít tuổi hơn nhưng học khóa trước, còn anh đi lính rồi mới đi học, anh em chơi với nhau từ đó.

Trong mắt đồng đội, Việt là người con ngoan, hiếu thảo với gia đình. Tôi thỉnh thoảng cũng đến nhà Việt chơi. Gần đây nhất là hôm Việt thăng quân hàm lên trung úy, anh em trong đơn vị về với gia đình cậu ấy để ăn liên hoan. Ở đơn vị, Đỗ Đức Việt là người rất hoà đồng, vui vẻ, tham gia nhiều các hoạt động xã hội cũng như trong đơn vị nên được mọi người quý mến.

Biết anh Quân yêu chim, chăm sóc nhiều loại chim ở đơn vị, anh em lại đưa mấy lồng chim ra hiên sau phòng để hằng ngày có tiếng hót thánh thót, làm bạn với anh cho đỡ buồn tủi ở bên kia thế giới. Còn những lồng chim yêu thích của anh, đồng đội vẫn thay nhau chăm sóc dưới sân đơn vị giống như ngày anh còn sống.  

Với trung úy Vũ Đình Sơn, Đội trưởng Quân là người sống tình cảm, được đồng đội trong đơn vị quý mến.

“Không phải ca trực nhưng khi nghe thấy có cháy lớn, tôi lập tức mặc quần áo bảo hộ lên đường, lúc xuống tới nơi khoảng 13h45. Ra tới nơi, hiện trường tầng 2 lúc đó cháy rất to, cầu thang lên rất khó khăn. Lúc này, đã không liên lạc được với đồng chí Quân.

Thời điểm đó chưa có chi viện, chỉ có anh em trong đơn vị. Tôi đã tập trung toàn bộ anh em vào trong, vừa lên vừa làm mát. Mặt khác, tôi cùng một mũi trèo lên nhà bên cạnh đập hết cửa kính để thoát khói ra ngoài. Đúng lúc này cửa kính nổ vì sức ép nhiệt quá lớn. Sau khi đập hết cửa kính, tôi lại vào bên trong, đi từ tầng 1 lên tầng 3. Khi lên đến tầng 4 thì nhìn thấy hai cái ủng, tôi biết đồng đội đã ngã xuống rồi. Kiểm tra tiếp phòng bên cạnh thì phát hiện hai người nằm đấy nữa…” – trung tá Trương Tuấn Vinh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH nghẹn lời.

Viết tiếp những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ anh hùng

Trong 3 chiến sĩ hy sinh, hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc là người trẻ tuổi nhất, hy sinh khi vừa tròn 19 tuổi. Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc tuy về đơn vị chưa lâu (tháng 2.2022 Phúc đi nghĩa vụ, tháng 6 về nhận nhiệm vụ tại Đội PCCC và CNCH Cầu Giấy) nhưng trong mắt thượng úy Đỗ Hữu Giang, Phúc là một người khá đặc biệt và cá tính. 

Ở đơn vị, Phúc cùng một phòng sinh hoạt, ăn ở với thượng úy Đỗ Hữu Giang nên dù thời gian ở đơn vị ngắn ngủi, hai anh em đã trở nên thân thiết, gần gũi. Có lẽ, trời phú cho Phúc khả năng học ngoại ngữ nên 3 tuổi Phúc đã học tiếng Anh khá tốt. Lên lớp 6, Phúc theo học tiếng Nhật. Cả hai ngoại ngữ Anh, Nhật, Phúc đều đọc thông viết thạo, nghe Phúc nói cứ tưởng người nước ngoài đang nói chuyện.

Đang học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Phúc bảo lưu kết quả, quyết định đi nghĩa vụ chỉ vì đam mê làm lính cứu hỏa. Tuổi trẻ nhiệt huyết, Phúc chẳng ngại xông pha. Trong trận chiến cuối cùng trước khi ngã xuống, Phúc xung phong ở mũi tấn công đầu tiên và cũng là nguy hiểm nhất.

Một ấn tượng về Phúc mà thượng úy Đỗ Hữu Giang không thể nào quên là lý do Phúc bảo lưu kết quả đại học để theo đuổi giấc mơ làm lính cứu hỏa.

Người dân dâng hoa tại Tượng đài: “Công an Nhân dân vì dân phục vụ” để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh. Ảnh: Đặng Giang

Sự hy sinh anh dũng, đẫm chất nhân văn của 3 người lính Công an Hà Nội đã tạo hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng, về sự dấn thân, chia sẻ, tận hiến.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, ngay sau hành động dũng cảm của 3 chiến sĩ công an, Bộ Công an đã phát động phong trào học tập gương dũng cảm của 3 liệt sĩ trong toàn lực lượng Công an nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *